Bước 1: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh
Chuẩn bị tất cả các loại máy móc, dụng cụ cần thiết và hóa chất an toàn theo yêu cầu cụ thể của từng công trình cần vệ sinh.
Hoá chất đã được pha chế đúng loại, đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý:
Dụng cụ làm vệ sinh sạch sẽ, còn sử dụng tốt phân theo loại.
Máy móc, thiết bị điện khi sử dụng làm vệ sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn điện.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh
Bước 2: Đặt biển báo thông báo
Với những khu vực riêng biệt, không phải là khu vực có người đi lại thì không cần đặt biển báo.
Với khu vực công cộng như nhà vệ sinh, sảnh… nơi tập trung mật độ đi lại đông đúc thì cần phải đặt biển báo.
Lưu ý cách đặt biển báo:
Biển báo nguyên vẹn (không sứt mẻ, gãy hay mất chữ), sạch sẽ và đặt ngay ngắn hướng ra phía trước hoặc 2 đầu của khu vực cần làm vệ sinh và nơi dễ quan sát được.
Nội dung biển báo phản ánh đúng công việc vệ sinh đang được thực hiện.
Bước 3: Thực hiện làm vệ sinh
Thực hiện làm vệ sinh theo các quy trình trên từng bề mặt và từng lĩnh vực vệ sinh riêng.
Trong khi làm vệ sinh bất kỳ công trình nào cũng phải quan sát để kịp thời phát hiện tình huống phát sinh hoặc hỏng hóc để ghi nhận và báo cáo cấp trên chỉ đạo xử lý.
Tiến hành làm vệ sinh sau khi chuẩn bị công cụ, dụng cụ và đặt biển thông báo
Bước 4: Kiểm tra sau vệ sinh
Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh của từng hạng mục, nhân viên vệ sinh sẽ kiểm tra lại 1 lượt từng khu vực, để đảm bảo việc vệ sinh của khu vực đạt tiêu chuẩn đã đề ra.
Bước 5: Hoàn tất công việc vệ sinh
Thu dọn khu vực vừa vệ sinh cùng dụng cụ, máy móc.
Đặt lại đồ đạc của từng khu vực trở về vị trí ban đầu (nếu bị thay đổi vị trí).
Điền đủ thông tin vào phiếu kiểm tra (Check-list) (đối với một số công việc) hoặc ghi sổ theo dõi (nếu có).
Kiểm tra máy móc, dụng cụ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt trước khi trả về kho hoặc cất vào nơi quy định. Nếu máy móc, dụng cụ hỏng hóc phải ghi vào sổ theo dõi và báo cáo Giám sát để có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo cho công việc vệ sinh lần sau.