Giá bán: Liên hệ
Số lượng sỉ:
Order Sold:
Lượt xem: 97- Tên thông thường: cây Bồ Đề
- Tên tiếng Anh: Mock Bodhi trees
- Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa
- Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)
- Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương về phía Đông đến Việt Nam.
Đặc điểm hình thái của cây Bồ Đề
- Bồ Đề thuộc loại cây thân gỗ có kích thước lớn, cây có thể cao đến 30m nếu được chăm sóc tốt. Cây thường rụng lá vào mùa thu nhưng là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống.
- Thân cây nhẵn, thuộc loại gỗ mềm, thớ mịn đều, nhẹ, dễ chẻ, vỏ cây có màu xám nhạt có thể bóc ra thành từng mảng, có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, cong xuống tạo thành tán lá rộng, rậm.
- Nhựa của cây có màu trắng đục và có mùi thơm.
- Lá cây hình thoi, tam giác hay hình trái tim, có đuôi ở chóp lá. Khi còn non lá có màu đỏ hồng, lúc trưởng thành thì chuyển sang màu xanh lục điểm tía. Phiến lá mỏng và giòn có đến 8 đôi gân, cuống lá mảnh, các lá tạo thành tán lá rậm.
- Hoa cây Bồ Đề thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa có dạng sung trên thân. Là hoa đơn tính, nhỏ, có hình cầu, màu đỏ nổi bật. Hoa thường nở vào tháng 2 hàng năm đến cuối tháng 4, lúc này, khi hoa tàn sẽ bắt đầu tạo quả.
- Quả Bồ Đề có hình cầu, kích thước quả chỉ vào khoảng 1 - 1,5cm, quả hầu như không có cuống, thường mọc thành chùm giống hoa. Quả non có màu xanh lục, đến khi chín đến khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím.
- Dược liệu: ta thường gọi là an tức hương, đó là những cục nhựa to nhỏ không đều nhau, bên ngoài chúng có màu vàng cam, láng bóng như sáp, có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng. Phần này có chất giòn, dễ vỡ, mặt vỡ phẳng, có màu trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu vàng. Khi ta đun nóng lên thì nó sẽ mềm và chảy ra, đồng thời có mùi thơm giống với vani.
Công dụng của cây Bồ Đề
- Bồ Đề thường được sử dụng để tạo cảnh quan bóng mát cho không gian, điển hình như không gian đường phố, quán cà phê, vườn cây hay trong các khu dân cư, khu công nghiệp.
- Hoa của Bồ Đề được sử dụng làm thuốc, giảm sốt và ra mồ hôi
- Nhựa của cây có mùi thơm dễ chịu, có thể dụng trong công nghiệp nước hoa, hoặc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, tiểu đường…
- Ngoài vẻ đẹp mà cây mang lại, cây còn giúp giảm bụi bẩn, cây thường hút khí CO2 và nhả ra khí O2 giúp cải thiện môi trường, giảm tiếng ồn, giúp cho không gian trở nên trong lành hơn.
- Cây Bồ Đề được tìm thấy nhiều nhất ở trong những ngôi đình, chùa bởi cây mang biểu tượng của sự uy nghiêm và cao cả.
- Các nghệ nhân sử dụng Bồ Đề cấy ghép trên những tán đá, hòn non bộ nhìn rất đẹp, hoặc trồng tạo dáng bonsai…
Cách trồng và chăm sóc cho Bồ Đề
- Nhân giống cho cây:
Bồ Đề là loài cây ưa sáng và rất dễ nhân giống. Cây được nhân giống chủ yếu bằng hạt hoặc giâm cành.
+ Giâm cành: chỉ cần chú ý giâm những cành không quá già cũng không quá non, nếu là cành Bồ Đề đã ra hoa rồi càng tốt.
+ Nhân giống bằng hạt: chọn những hạt mẩy, tròn đều thì khả năng sống sót sẽ cao hơn.
- Ánh sáng và nhiệt độ: cây Bồ Đề ưa sáng nên đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều, có thể chịu được rét nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 15 - 35 độ C. Nên trồng cây nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng cây ở nơi bóng râm.
- Đất trồng cây: nên sử dụng đất ẩm, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, đất ruộng là tốt nhất. Vì rễ cây cắm sâu trong lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng đầy đủ rồi.
- Tưới nước: khi cây còn non bạn nên thường xuyên tưới nước để cây không bị héo, đến khi cây trưởng thành thì không cần tưới quá nhiều, chỉ cần lượng nước hàng năm cũng đủ để cây phát triển. Chỉ nên tưới nước khi thời tiết nắng nóng hoặc thời gian dài không có mưa thôi nhé.
- Khi trồng cây, ta nên che chắn cẩn thận cho cây, tránh cây bị đổ ngã do tác động của thiên tai và môi trường bên ngoài.
Ý nghĩa của cây Bồ Đề
Đối với những người xuất gia, Bồ Đề có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc, quan niệm này xuất phát từ Ấn Độ giáo, Kì na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã ngồi thiền định dưới một gốc cây và đạt giác ngộ, trở thành Phật.
Qua đó, cây có tên Bồ Đề, bởi Bồ Đề có ý nghĩa là giác ngộ.
Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự vững chắc và sinh tồn của Phật giáo.
Sản phẩm liên quan